Tại đây, tôi và bạn luôn biết, SEO đang rất rất quan trọng với chiến lược Marketing. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tìm hiểu về SEO cho website đã có rất nhiều luồng thông tin, nào là:
- Báo giá từ rất nhiều Agency khác nhau.
- Rất nhiều bảng kết quả kiểm tra, đánh giá website doanh nghiệp được gửi đến.
Câu hỏi đặt ra của bạn lúc này: các Agency dựa vào tiêu chí nào để xác định chi phí cho một dự án SEO hay nói cách khác dự án SEO như thế nào khó, như thế nào dễ?
Hiểu được thắc mắc từ bạn, đây cũng là lý do tại sao tôi ở đây.
Để quyết định dự án SEO thành công cần hiểu được khi tối ưu website doanh nghiệp cần gì. Nhưng đó không phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu của bạn. Có nghĩa, quan trọng nhất là sự đánh giá chính xác và quyết định cuối cùng Agency nào đồng hành với doanh nghiệp từ bạn.
Chính vì vậy, giúp bạn đảm bảo đưa ra quyết định chính xác, dưới đây là 7 tiêu chí đánh giá độ khó dễ của dự án SEO. Đây là tất cả kinh nghiệm thực tế từ quá trình triển khai dự án, cũng là chia sẻ từ một SEOer đã có nhiều kinh nghiệm.
Xem ngay thông tin bạn cần!
#1. Sản phẩm/dịch vụ SEO thuộc nhóm YMYL
Khi một agency dịch vụ SEO chuyên nghiệp nhắc đến độ khó dễ của một dự án, tiêu chí đầu tiên không thể không nhắc đến là YMYL – Your money, Your life.
Một thuật ngữ rất lâu từ Google, nhằm chỉ đến các trang web có nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính và hạnh phúc của người dùng.
Danh sách một số ngành được liệt kê thuộc nhóm YMYL là:
- Y Dược
- Sức khỏe
- Tài chính
- Giáo dục
- Luật
- Các ngành có đơn hàng giá trị lớn: bất động sản, thiết kế nội thất,…
Ngành bạn đang hoạt động có nằm trong danh sách này không? Nếu có, website bạn cần tuân thủ theo tiêu chí E-A-T.
E-A-T cụ thể là Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Nói cách khác E-A-T là tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung.
Tìm hiểu thêm về E-A-T tại đây.
Do đó, khi website bạn thuộc nhóm ngành YMYL thì đa phần triển khai SEO đồi hỏi cần đầu tư rất nhiều về công sức, thời gian và chi phí phí. Tất nhiên, khả năng rất lớn dự án SEO của doanh nghiệp thuộc nhóm SEO khó.
#2. Chủ đề Keyword (từ khóa) doanh nghiệp SEO
Một tin mừng dành cho bạn ở đây!
Nếu như sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không có nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc còn mới trên thị trường dù thuộc nhóm YMYL, thì có thể kết quả đánh giá dự án SEO cho của bạn chỉ ở mức trung bình.
Cụ thể như sau:
SEO cho điện thoại iphone là một ngách khó nhưng nếu SEO theo chủ đề “điện thoại iphone màu xanh giá rẻ” lại dễ hơn nhiều, do không có nhiều đối thủ trong mảng này.
#3. Thương hiệu và đối thủ trên thị trường internet
Bạn có biết, theo khảo sát từ Marketing Charts, có tới 69% khách hàng tại Canada, 57% tại Anh cho rằng: thương hiệu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Chính điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến dự án SEO. Sự thật, nếu như doanh nghiệp bạn có thương hiệu, uy tín tín, thì sẽ được Google ưu tiên, cũng như quá trình SEO dễ hơn và ngược lại.
Tôi biết rằng, bạn hoàn toàn có thể đánh giá được thương hiệu, độ phủ sóng của thương hiệu mình trên thị trường trực tuyến. Nhưng để biết chính xác 99,99%, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
Đầu tiên, sử dụng cú pháp sau: intitle:“tên thương hiệu”. Tiếp theo, bạn tiến hành check các tài khoản trên mạng xã hội, page forum, website khác của đối thủ để xác định họ có nhận được nhiều tương tác trên các trang đó không. Cuối cùng, bạn hoàn toàn có thể đánh giá chính xác thương hiệu của mình trên thị trường hiện tại.
#4. Đối thủ trong ngành đã thực hiện SEO chuyên nghiệp?
Cũng như bạn, các đối thủ trong ngành có thể và sớm thực hiện SEO. Thế nên, nếu ngách bạn có quá nhiều đối thủ đã SEO, thì dự án SEO website cần đầu tư rất nhiều công sức, nội dung, lẫn các kỹ thuật SEO khác nhau.
Đồng nghĩa với chỉ khi kết hợp tất cả điều kiện trên doanh nghiệp bạn mới có thể cạnh tranh với đối thủ trên trang kết quả tìm kiếm.
Đó cũng chính là chiến lược nền tảng của GTV SEO khi đảm nhận các dự án khó. Phương pháp SEO GTV SEO luôn:
- Tuân thủ theo tiêu chuẩn Google.
- SEO mũ trắng, nhưng không thiếu các kỹ thuật đặc biệt để mang đến hiệu quả nhanh, bền vững và an toàn nhất.
- Xây dựng nội dung hữu ích, thu hút kể cả khách hàng khó tính nhất.
Các dự án SEO tổng thể GTV SEO đảm nhận luôn mang lại nguồn khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh thu thông qua nguồn traffic dồi giàu.
Nhưng, trước tiên hãy xem qua 5 gợi ý sau đây để xác minh đối thủ của bạn có làn SEO không nhé.
5 cách xác định nhanh độ cạnh tranh từ đối thủ
Cách 1. Kiểm tra từ khóa trong các thẻ meta
Cách dễ nhất để xác định website đó có SEO không, bạn có thể thực hiện nhanh với cách: Search 3 hotkeyword và 3 từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp bạn. Nếu kết quả trả về có xuất hiện trong tiêu đề, tức là nhiều đối thủ đang SEO rất bài bản.
Cách 2. Kiểm tra heading
Cách tiếp theo bạn có thể ứng dụng đó là xem bài viết của website đó có chuẩn SEO hay chưa. Cấu trúc bài viết chuẩn SEO sẽ như thế này:
Bạn có thể thấy, cấu trúc nó sẽ bao gồm: 1 heading 1 và rất nhiều heading 2, 3 nhằm chứng minh và giải thích cho luận điểm chính của bài viết.
Tương tự như cách 1, càng nhiều đối thủ triển khai bài viết chuẩn SEO thì quá trình vượt trên họ càng khó.
Để check tiêu chí bài viết có chuẩn SEO như tôi, bạn có thể sử dụng công cụ SEOQuake.
Cách 3. Từ khóa đúng landing page không?
Với cách này bạn cần dựa vào 2 yếu tố:
- Đúng loại trang.
- Đúng intent người dùng.
1. Đúng loại trang
Bạn hiểu đơn giản là, landing page phải đúng loại trang ( trang thông tin kiến thức bài viết, trang danh mục, trang sản phẩm,…)
Ví dụ: Khi ban tìm kiếm “áo blazer nữ”, kết quả đầu tiên trả về đều là trang danh mục sản phẩm, tức nhu cầu người dùng muốn tìm hiểu chi tiết sản phẩm.
Điều này cũng tương đồng, khi bạn muốn SEO trang sản phẩm, nội dung cho từ khóa này thì rất khó.
Từ kinh nghiệm thực tế của tôi, thường khi SEO cho các trang chủ/danh mục/sản phẩm thường khó hơn với tối ưu nội dung.
Lý do: Các SEOer phải cân bằng nội dung có ích cùng trải nghiệm người dùng.
2. Đúng intent người dùng
Là một người thực hiện chiến lược Marketing bạn và tôi luôn biết rằng: Bất kỳ hành động tìm kiếm ở phương thức nào cũng phải xuất phát từ nhu cầu người dùng. Khách hàng tìm kiếm trên internet cũng vậy, nó được gọi là search intent.
Ví dụ: Khách hàng search “áo blazer nữ”, tức là họ muốn tìm mua áo blazer cho nữ hay các mẫu áo blazer đẹp hợp thời trang.
Chứng tỏ, nếu doanh nghiệp bạn chỉ muốn SEO lên TOP từ khóa thôi là chưa đủ, mà cần phải đáp ứng đúng với nhu cầu khách hàng cần. Trong trường hợp này, bạn nên thực hiện kiểm tra các hotkeyword, infokeyword của 10 đến 20 đối thủ xem có lên đúng trang đích không.
Thông thường các trang sở hữu TOP 3, TOP 5 sẽ phù hợp tìm kiếm của người dùng nhất. Còn nếu như bạn thấy kết quả trả về các trang có nội dung khác nhau, thì cơ hội lớn bạn sẽ dành được TOP đầu dễ dàng.
Cách 4. Kiểm tra backlink
SEO cần rất nhiều kỹ thuật, vì vậy ngoài nội dung có giá trị, thì yếu tố backlink bạn cũng cần phải xem xét.
Trong quá trình phân tích website đối thủ bạn thấy, website vừa có nhiều backlink vừa sở hữu nội dung tốt thì đây thật sự là thử thách.
Đối với Cách kiểm tra backlink đối thủ bạn cần sử dụng công cụ để hỗ trợ. Gợi ý từ tôi: Ahref sẽ là công cụ giúp kiểm tra backlink chính xác nhất.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra nhanh và hoàn toàn miễn phí tại tool: Backlink của Neilpatel.
Lưu ý: Khi đọc kết quả trả về từ kiểm tra backlink đối thủ, bạn cần các thông số sau:
- Backlinks: chỉ số lượng backlinks đang trỏ đến.
- Referring domain: chỉ số lượng các domain khác nhau chứa backlinks trỏ đến site doanh nghiệp.
- Domain score hay Domain rating (DR): chỉ số đánh giá chất lượng của backlinks.Backlinks tốt có DR từ 40 trở lên.
Cách 5. Yếu tố Onpage
Bạn muốn tiến hành kiểm tra đối thủ chi tiết hơn, hãy tiến hàng kiểm tra các yếu tố Onpage khác.
Cũng như trên, cách nhanh hơn bạn có thể check bằng tool: Onpage của Neilpatel.
#5. Mức độ đa dạng chủ đề nội dung của website doanh nghiệp
Ngoài cách đánh giá độ khó dự án từ bài viết có chuẩn SEO hay không, bạn có thể tiếp tục thực hiện dựa trên mức độ đa dạng của chủ đề nội dung.
Phương thức này cần bạn đánh giá theo 2 chiều:
- Chiều dọc: Các chủ đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ: Chọn keyword chủ đề “áo blazer”, các nội dung chủ đề dọc liên quan: mua áo blazer ở đâu, áo blazer nữ,…
- Chiều ngang: Những chủ đề sản phẩm/dịch vụ là một phần trong đó.
Ví dụ: Với từ khóa “áo blazer” thì chủ đề ngang sẽ là: Các mẫu áo blazer không thể thiếu trong bộ sưu tập của bạn,…
Bonus: chủ đề nội dung sẽ dễ dàng xác định hơn khi doanh nghiệp có bộ từ khóa chi tiết.
#6. Đặc điểm ngành triển khai SEO
Như tôi đã nêu từ đầu, mỗi ngành sẽ có những yêu cầu, tính đặc thù riêng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các tính chất đặc thù để SEO đạt hiệu quả.
Tôi sẽ lấy ví dụ ngành mỹ phẩm để bạn dễ hình dung hơn. Đối với ngành này, muốn SEO hiệu quả bạn cần phải có các thông số sản phẩm, hình ảnh minh họa, giấy tờ kiểm định,… chuyên nghiệp, rõ ràng đáp ứng đúng nhu cầu người dùng mong muốn khi tìm các thông tin về sản phẩm.
Ngược lại, khi doanh nghiệp không cung cấp hình ảnh đúng tiêu chí người dùng mong muốn thì chiến lược SEO sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để xác định đặc điểm SEO của ngành, bạn cần phải tham vấn chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm triển khai dự án hoặc ngành liên quan.
#7. Nguồn lực doanh nghiệp
Một sự thật, chúng ta luôn cần phải công nhận là: Bất cứ chiến lược nào, nếu có nguồn lực tài chính, mối quan hệ tốt doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
SEO cũng không ngoại lệ, khi bạn có sự đầu tư về chi phí, công sức kết hợp với hoạt động xây dựng thương hiệu và nguồn traffic nhất định, lịch sử web lâu đời thì SEO sẽ trở nên nhanh có hiệu quả hơn bao giờ hết.