Thế nào là một dự án SEO thành công

Hẳn bạn đã biết: để lên kế hoạch và thực thi một chiến dịch SEO là một việc không hề đơn giản.

Tuy nhiên, không phải chỉ lên kế hoạch và thực thi là mọi công việc đã hoàn thành. Bạn cần tiếp tục theo dõi hiệu quả, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, không ngừng cải tiến cho chiến dịch của mình.

Cách tối ưu nhất để theo dõi tính hiệu quả của một chiến dịch SEO là tập trung vào các chỉ số KPI SEO cụ thể. Tuy nhiên, có vô số các chỉ số KPI cho SEO bạn có thể tiếp cận, và không phải tất cả đều có ích với bạn. 

Chỉ số KPI SEO tốt sẽ giúp được bạn trong xuyên suốt các giai đoạn chiến dịch, ngay cả khi chiến dịch vẫn đang diễn ra, đảm bảo cho bạn kịp thời nhận ra sớm nhất bất kỳ tín hiệu cảnh báo nào.

Bạn đã sẵn sàng ghi nhớ những chỉ số KPI SEO cần thiết cho chiến dịch của mình chưa? Cùng bắt đầu nào!

KPI SEO là gì?

KPI SEO là những số liệu mà các chuyên gia marketing sử dụng để đo lường hiệu quả SEO trên website. Nhờ đó, họ có thể thật sự hiểu được mức độ hiệu quả của từng chiến dịch, theo dõi mọi thay đổi và quán xuyến được toàn bộ ảnh hưởng từ các đợt update thuật toán.

Dưới đây là cách để bạn xác định được mục tiêu và KPI cho chiến dịch SEO của mình.

Các xác định mục tiêu và KPI SEO

Để đo lường chính xác độ hiệu quả cho một chiến dịch SEO, điều bạn cần nắm đầu tiên là: đâu mới là mục tiêu cụ thể mà chiến dịch hướng tới. 

Các chỉ số KPI được chọn nên đảm bảo được vạch ra dựa trên các mục tiêu này. Từ đó có thể biểu thị rõ ràng cách các đầu công việc mà bạn đang đảm nhiệm trong chiến dịch SEO nhằm hướng tiến tới mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

Nếu một khách hàng tìm tới bạn và yêu cầu về mục tiêu tăng trưởng thứ hạng cho một loạt danh sách các từ khóa (được liệt kê sẵn trước đó), thì bạn cần tìm hiểu sâu hơn trong tình huống này. 

Bạn cần đặt ra các câu hỏi: 

  • Tại sao? Lý do gì anh cần những thứ hạng từ khóa này?  
  • Điều đó có thể giúp ích được gì cho việc kinh doanh doanh nghiệp của anh?

Bạn cần phát triển cách lý giải theo hướng:

  • Có chiến lược về việc tại sao khách hàng của mình lại đang cần những gì.
  • Lý do tại sao họ mong muốn tập trung thứ hạng cho từ khóa đó, traffic từ công cụ tìm kiếm.
  • Hiểu rõ mục tiêu kinh doanh thật sự của họ ở là gì.

Sau khi hiểu được mục tiêu thật sự của khách hàng, đằng sau việc chỉ cần đạt được thứ hạng cao hơn cho các từ khóa được liệt kê sẵn, bạn có thể cung cấp dịch vụ có nhiều giá trị và tốt hơn cho họ.

Quan trọng hơn cả, bạn có thể kèm theo các chỉ số KPI liên quan trực tiếp tới những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng nghĩa các chỉ số KPI sẽ được diễn đạt lại theo ngôn ngữ mà người đưa ra các quyết định của doanh nghiệp cũng có thể hiểu được.

Thứ hạng từ khóa cao thì tuyệt thật đấy. Nhưng tỷ lệ phần trăm thể hiện doanh số tăng từ việc triển khai SEO hoặc chi phí đầu tư cho một khách hàng tiềm năng giảm đi sẽ giúp bạn thành công và được đánh giá cao hơn trong mắt khách hàng. Giá trị về SEO cần phải đi kèm với tỷ lệ chuyển đổi.

Nói đơn giản KPI SEO chính là mối liên kết giữa mục tiêu của việc kinh doanh và công việc SEO bạn đang làm.

Đừng để quá trình xây dựng KPI SEO dẫn đến kết quả “Tê liệt phân tích”

Lưu ý quan trọng: chúng ta sở hữu một lượng dữ liệu rất lớn. Rõ ràng những dữ liệu được thể hiện trong các chương trình phân tích như Google Analytics vô cùng nhiều.

Nhưng việc cố gắng giải thích hết tất cả các chỉ số như bounce rate hay frequency cho khách hàng thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một cái nhìn đờ đẫn và ngơ ngác từ người nghe có thể là hình ảnh bạn sẽ nhận được từ các cuộc họp với khách hàng.

Người ra quyết định cần điều mà họ hiểu: dữ liệu chi tiết, rõ ràng hơn.

Đối tượng bạn báo cáo chiến lược cho dịch vụ SEO có 2 nhóm chính cần tập trung:

Các SEO-er hay các phân tích viên: Họ cần các báo cáo mang tính tập trung nghiên cứu sâu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp: Chỉ cần tập trung vào những thông tin chính có thể sử dụng để đưa ra quyết định. 

Chính vì vậy nếu bạn cung cấp đúng thông tin họ cần, cũng như giúp giải quyết chính xác các vấn đề: chi phí marketing, thì học sẽ là KHÁCH HÀNG CỦA BẠN.

Đừng khiến những vị khách hàng tiềm năng bị bối rối vì các thông tin số liệu của bạn.   

Bây giờ, đã đến lúc chúng ta đi sâu vào nội dung quan trong hơn. Bạn hãy tập trung và ghi nhớ các thông tin sau nhé!

KPI SEO cho Agency

Đối với một agency, tầm quan trọng của KPI SEO là điều cơ bản. Nó giúp đảm bảo rằng những đầu công việc bạn triển khai sẽ mang đến tác động hiệu quả tới doanh nghiệp khách hàng.

Ngày nay SEO rất rối rắm và phức tạp, cùng một điều có thể hiệu quả với doanh nghiệp này nhưng lại không hiệu quả với doanh nghiệp khác.

Vì vậy, bạn cần dự tính được tất cả các biến số, đo lường cẩn thận kết quả riêng từng cái với toàn bộ chiến lược. Đừng cho rằng bởi vì một số loại link hiệu quả với công việc này thì có thể đạt được tương tự công việc khác.

Các chỉ số KPI SEO bạn chọn, nên có khả năng cung cấp những cảnh báo sớm nhất nếu chiến dịch SEO đang không đạt được hiệu quả. Nếu bạn không đạt được những kết quả như mong muốn, bạn cần tìm hiểu sâu hơn và tìm ra được đâu là nguồn gốc lý do. Đừng gắng sức vào triển khai dự án suốt 6 tháng mà vấn đề vẫn không thể có câu trả lời chuẩn xác.

Nên nhớ: KPI SEO cung cấp những cảnh báo từ sớm giúp bạn và doanh nghiệp có thể xác định rõ những vấn đề tiềm ẩn và kịp thời hoạch định chiến lược để giải quyết. Sử dụng KPI SEO trong nội bộ để đo đạc, xem lại và cải tiến cách tiếp cận ở những điểm cần thiết.

Các KPI SEO cho doanh nghiệp

Dù mục tiêu của bạn chỉ là để báo cáo hay giữ chân khách hàng, bạn cũng cần có khả năng truyền đạt một cách rõ ràng và chính xác lý do tại sao một chiến lược nhất định được đưa ra.

Ví dụ: vì sao một bài đăng blog là cần thiết hay vì sao digital PR lại quan trọng.

Giải thích chỉ với lý do tăng trưởng thứ hạng thôi là không bao giờ là đủ. Tăng trưởng thứ hạng không đồng nghĩa với việc tăng trưởng doanh thu. Cần có nhiều liên hệ hơn để làm rõ mối liên quan giữa bảng báo cáo với mục tiêu cuối cùng được đề ra của doanh nghiệp.

Bạn phải chỉ ra được một chiến thuật nhất định đang giúp cải thiện lợi nhuận cuối cùng cho khách hàng và hướng họ đến các mục tiêu cuối cùng của họ.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng, tăng doanh số, tăng khách hàng,… có rất nhiều sự lựa chọn ở đây chứng minh giá trị thật công việc của bạn.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã truyền đạt rõ ràng điều này thông qua KPI SEO được vạch ra theo mục tiêu kinh doanh.

Cụ thể hơn, KPI SEO bạn cần gồm những gì, chúng ta sẽ chuyển đến nội dung: Cách phân loại KPI SEO

Phân loại KPI SEO

Để các số liệu KPI SEO có thể truyền đạt tốt nhất, bạn nên phân loại KPI SEO rõ ràng. 

Nên nhớ: Mục tiêu tung ra sản phẩm mới hoàn toàn khác với mục tiêu công ty cố gắng bán nhiều hơn cho những khách hàng có sẵn.

Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương, chiến dịch SEO có thể được thiết kế nhằm có nhiều khách hàng tới cửa hàng nhiều hơn. Nếu bạn là một nhà kinh doanh dịch vụ, bạn có thể sẽ hướng tới việc thu được nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.

Một sản phẩm mới có thể mong đợi thu hút được sự chú ý và lập ra một danh sách các email. Hãy chắc chắn rằng phân loại và truyền đạt KPI SEO theo cách có ý nghĩa nhất.

Có thể nhận ra rằng phễu marketing có thể giúp việc phân loại các mục tiêu và chỉ số KPI cho SEO dễ dàng hơn.

  • Awareness: Xây dựng người xem cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Engagement: Mục tiêu tăng tương tác cho sản phẩm và dịch vụ của bạn.
  • Conversion: Mục tiêu doanh số và khách hàng tiềm năng.

VQVC: Volume, Quality, Value and Cost

Một cách hữu dụng khác để phân loại KPI SEO của bạn là với mẫu “Value, Quality, Value và Cost”

  1. Volume: Unique visitors, visits, page views…
  2. Chất lượng: Bounce rate, visit duration, pages per visit
  3. Value: Giá trị tài chính trên một lượt ghé thăm/khách hàng tiềm năng/chuyển đổi?
  4. Chi phí: Tốn bao nhiêu để đạt được 1 khách hàng tiềm năng hoặc một hợp đồng từ SEO?

Cách GTV SEO sử dụng KPI SEO để đo lường hiệu quả chiến lược SEO

Thành thật mà nói, để đo lường hiệu quả những kết quả từ SEO và các chiến dịch digital marketing mang lại là một thử thách lớn. Có rất nhiều dữ liệu, nhưng tất cả chúng khi ở định dạng chỉ số trên các công cụ phân tích (như Google Analytics) thường gây ra bối rối nhiều hơn là cung cấp cho ta một cái nhìn cụ thể.

Những công cụ này cần được tùy chỉnh hiển thị lại theo mục tiêu cụ thể, bằng cách xem xét kết quả mong muốn và liên kết chúng với chiến lược SEO cùng KPI SEO.

Báo cáo KPI SEO được sử dụng tại GTV được thiết kế không chỉ để theo dõi xếp hạng của một bộ từ khóa nhỏ. Thay vào đó, GTV SEO xem xét các tác động lên organic traffic (awareness), relevance of traffic (engagement) và chất lượng tổng thể, khả năng mà traffic này mang lại hợp đồng, khách hàng tiềm năng hoặc sự chuyển đổi ở bất kỳ dạng nào.

GTV SEO, cũng xem xét đến các kết quả thực tế trong chiến dịch: Thường là nội dung được tạo ra để tăng phạm vi chủ đề, các link được xây dựng để tăng authority và referral traffic có liên quan. Cuối nhưng không kém phần quan trọng, GTV xem xét số liệu SEO truyền thống được cung cấp bởi các công cụ như Moz và Majestic SEO.

Và tất cả không phải là một template cố định như vậy mà sẽ còn cần tùy chỉnh dựa theo công việc, mục tiêu cụ thể của khách hàng. Mọi điều trên luôn hướng đến, 90% trên con đường hướng tới cải thiện KPI SEO và báo cáo.

Số liệu SEO

Có những KPI SEO truyền thống mà ta có thể dùng để đánh giá tiến độ. Những chỉ số này sẽ cần được so sánh với các đối thủ cạnh tranh nhằm cung cấp bức tranh thực tế. Thông thường, sự gia tăng độ trust và authority của website sẽ tương quan với tăng trưởng xếp hạng cho các cụm từ tìm kiếm và organic traffic nhận được.

Những số liệu này rất quan trọng nhưng đừng bao giờ thể hiện chúng theo ngôn ngữ kinh doanh – như vậy thì đánh giá độ ưu tiên của các chỉ số trên trong báo cáo sẽ phụ thuộc trên mức độ khách hàng hiểu biết về SEO (đây cũng là điều mà dĩ nhiên bạn lúc nào cũng nên đặt mục tiêu cải thiện nó).

  • Sắp xếp thứ hạng cho những từ khóa chuyển đổi chính (local/organic).
  • Sắp xếp thứ hạng cho secondary benchmark keywords (local/organic).
  • Majestic Citation Flow.
  • Majestic Trust Flow.
  • Majestic Trust & Citation Balance.
  • Moz Domain Authority.
  • Moz Page Authority.
  • Moz Spam Score.

KPI SEO thực tế

Tại đây GTV xem cách mà những việc mình đang làm tác động thế nào đến toàn bộ website:

  • Chiến lược có đang nhận được nhiều traffic hơn? 
  • Quá trình thực hiện có đang tạo nhiều trang hơn tạo ra traffic tổng thể, do đó tăng phạm vi chủ đề không? 
  • Mức độ hiển thị từ khóa trong tìm kiếm có giúp tăng traffic không? 

Đây là lúc các chiến lược SEO trở nên thực tế nhất vì vậy những số liệu này rất quan trọng.

  • Tăng trưởng organic traffic.
  • Tăng trưởng số trang trên site tạo ra traffic.
  • Tăng trưởng non-branded search traffic.
  • Tỷ lệ phần trăm tăng lên trong chuyển đổi tự nhiên.
  • Tỷ lệ phần trăm traffic tăng từ các khu vực cụ thể.
  • Organic Impressions (Search Console).
  • Organic Click-Through Rate (CTR) (Search Console).

Referral Traffic

Một chiến dịch SEO vững chắc có thể tác động đến doanh nghiệp, ngoài việc chỉ thúc đẩy thêm nhiều organic traffic. Nếu link là phần quan trọng trong chiến lược, thì việc hiển thị này có thể thúc đẩy nhiều referral traffic chất lượng hơn.

Do đó cần thận trọng khi chứng minh giá trị bổ sung ở đây. Điều này giúp minh họa cách chiến lược SEO có nhiều lợi ích marketing và referral traffic thông thường có thể chuyển đổi cao hơn so với organic traffic – vì vậy hãy bỏ qua điều này khi đang gặp nguy hiểm.

  • Tỷ lệ phần trăm trong referral traffic tăng lên.
  • Tỷ lệ phần trăm trong referral conversions tăng lên.
  • Tỷ lệ phần trăm trong engagement metrics (bounce, pages, time) tăng lên.

Tác động thương hiệu

Tăng mức độ hiển thị tìm kiếm tương đương với tăng mức độ hiển thị tổng quát. Vì vậy GTV SEO cũng xem xét sự gia tăng trong branded search traffic và brand mentions và bằng cách nào mà nó tương giao tới công việc đang làm.

  • Tỷ lệ phần trăm trong branded search traffic tăng lên.
  • Tỷ lệ phần trăm trong brand mentions tăng lên.

Link-building KPI

Liên kết vẫn là một trong ba thước đo lớn để cải thiện khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm và liên kết (cộng với nội dung) thường là yếu tố hữu hình chính của một chiến dịch SEO dài hạn.

Do đó, GTV SEO buộc vẫn phải báo cáo về số lượng link tổng thể, link từ các site có thẩm quyền và link từ các site có độ liên quan cao. Chúng thường được lấy ra từ danh sách các link mong muốn và nên được tùy chỉnh quanh ngành của khách hàng.

  • Tổng toàn bộ link được xây dựng.
  • Số link từ các site có thẩm quyền.
  • Số link từ các site có liên quan.

KPI tạo khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là một thành phần quan trọng trong tổng thể hoạt động digital marketing. 

Tuy nhiên việc phân loại khách hàng tiềm năng và phễu bán hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Do đó, GTV xem xét đo lường tác động của các nỗ lực SEO trước đó đối với việc tạo ra khách hàng tiềm năng, cho dù đó là đăng ký mạng xã hội, đăng ký bản tin hoặc một số tải xuống hoặc gen khách hàng tiềm năng khác cụ thể cho doanh nghiệp của bạn.

  • Tỷ lệ phần trăm đăng ký nhận newsletter (bản tin điện tử, catalogue điện tử,…) tăng lên.  
  • Tỷ lệ phần trăm người theo dõi trên mạng xã hội/lượt like… tăng lên.
  • Mục tiêu tạo khách hàng cụ thể cho doanh nghiệp (data sheets, white paper…).

Thực sự trò chuyện với khách hàng về hành trình khách hàng trông như thế nào và nắm bắt từng bước của họ sẽ giúp tăng thêm giá trị cho các chiến lược SEO.

KPI theo mục tiêu kinh doanh cụ thể

Điều này khó hơn một chút. Tuy nhiên, nó rất quan trọng từ góc độ báo cáo.
GTV SEO đã thực sự làm tất cả những gì có thể để kết nối chiến lược kinh doanh với chiến lược SEO. Các KPI SEO được nêu chi tiết ở trên đều được sử dụng ở đây, vì vậy đây là trường hợp tổng hợp cấu trúc để phù hợp với mục tiêu đã của khách hàng .

Nếu mục tiêu là nâng cao nhận thức về một sản phẩm mới, thì GTV sẽ tập trung vào các chỉ số nhận biết: số lần hiển thị, vị trí trung bình, từ khóa, số lần click chuột,… 

Còn nếu mục tiêu thúc đẩy nhiều lượt đăng ký, thì GTV SEO theo dõi số lượng người truy cập các trang đăng ký và giá. 

Hoặc mục tiêu là nhiều chuyển đổi truyền thống hơn, thì các chỉ số cần theo dõi là: tổng số lượt bán hàng, khách hàng tiềm năng, nhu cầu khách hàng.

(Trích dẫn: gtvseo.com)

Bình luận bài viết